Trang:Nho giao Phu luc.pdf/43

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

45
PHỤ-LỤC


câu ấy là: cứ theo cái lượng mà bán giá nhất-định đã vậy, còn cái phẩm thì mỗi vật một khác, cái này hơn gấp mấy lần cái kia. Dẫu cái lượng tuy đồng nhưng cái phẩm có đồng đâu, mà đánh một giá được. Cái ý ấy đến câu: « Ti nhi đồng chi, thị loạn thiên-hạ giã» là hết. Song Mạnh-tử lại muốn nói rõ tại làm sạoloại, và lấy ngay câu « cự lũ tiểu lũ đồng giá » của Trần-Tương mà làm thí-dụ cái phẩm không thể đồng nhau được.

Trong câu «cự lũ tiểu lũ đồng giá, nhân khởi vi chi tai?» có hai mệnh-đề. Mệnh-đề trên là « Cự lũ tiểu lũ đồng giá » mệnh-đề dưới là «nhân khởi vi chi tai» Hai mệnh-đề ấy tương thành với nhau mà có một cái nghĩa riêng. Vì ở trong cái mệnh-đề dưới có hai chữ trợ-tự: «khởitai» cho nên câu ấy có cái nghĩa giả-thiết (conditionnel) như thế này: «Phỏng thử giép lớn giép nhỏ mà bán đồng một giá, thì còn có ai làm giép lớn nữa không?» Bởi câu ấy có cái nghĩa giả-thiết và lại có cái ý hỏi đằng sau như thế, thì tất là trong câu ấy có ngụ cái ý: «Vậy giép tốt giép xấu mà bán đồng giá, thì không ai làm giép tốt nữa.» Sau cùng Mạnh-tử theo cái ý hiểu ngầm ấy mà kết-thúc bằng câu: «Theo cái đạo của Hứa-