Trang:Nho giao Phu luc.pdf/26

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

28
NHO-GIÁO


tình của tôi đối với Nho-giáo mà nói một cách tống tình đâu. Cứ như ý tôi thì tôi cho đạo ấy là hay, là phải, và tôi muốn rằng người mình có cái tinh-thần riêng của mình. Nếu ta biết gây bón nó lên, thì nó cũng có thể mạnh-mẽ tốt-tươi như cái tinh-thần của người ta, Cái gì của ta hay thì ta giữ lấy, cái gì ta không có thì ta đi học của người, làm thế nào cho ta lớn lên được mà ta vẫn là ta, chứ không lẫn với người. Ấy là bụng thực của tôi như thế. Tôi vẫn biết Nho-giáo như ta đã thi-hành ra tự xưa đến nay có nhiều điều dở. Những cái dở đó là vì người mình không biết dùng lấy cái tinh-thần mà chỉ khư khư giữ lấy cái cặn-bã, mình không biết tùy-thời mà biến đổi, để đến khi đổ bẹp cả, rồi không biết tự-hối, lại đổ tội cho Nho-giáo. Xét ra tôn-giáo nào và học-thuật nào cũng vậy, người sáng-lập ra chỉ biết dạy mình cái tôn-chỉ mà thôi. Về sau cái hình-thể cứ biến mãi đi, đến khi không biến được nữa là mất. Nho-giáo sở-dĩ đến mực này là vì ta không biết theo thời mà biến. Giả sử ta bỏ hết những cái vụn-vặt cặn-bã đi, những cái ấy có lẽ thích-hợp với thời cổ mà không thích-hợp với thời này nữa; rồi ta rút lấy cái tinh-thần, gây nó lên cho mạnh-mẽ, thì biết đâu ta lại không làm được việc rất đáng làm hay sao?