Trang:Nho giao Phu luc.pdf/21

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

23
PHỤ-LỤC


giả thường lấy làm lo. Tôi nói thế không phải là tôi bảo người mình không theo khoa-học, nhưng tôi chỉ muốn người mình theo khoa-học mà đừng bỏ mất cái tâm-học của mình thì rồi mới có lợi được.

Phan quân lại nói Khổng-giáo chỉ nói cái lẽ đương-nhiên mà không nói cái lẽ sở-dĩ-nhiên. Là vì Khổng-giáo đã không nhận có cái định-lý, thì chỉ nói được cho ta biết cái lẽ đương-nhiên mà thôi, còn cái lẽ sở-dĩ-nhiên là mỗi thời một khác, người học-giả phải biết tùy-thời mà ứng biến, cốt nhất là lúc nào cũng tự cường bất tức để gây nên một cái thế lực tương-đương mà đối phó với đời. Ta ở đời nào ta phải lấy cái lẽ sở-dĩ-nhiên đời ấy, chứ đừng có thấy người ta làm sao, mình bào-hao làm vậy. Nếu người mình mà giữ cái thói ấy mãi, thì dẫu có theo khoa-học cũng chẳng có ích gì, suốt đời chỉ đi nhặt những cái bã của người ta đã vứt ra mà thôi.

Bốn chữ cách vật trí tri của Khổng-giáo tuy chưa phải là khoa-học, nhưng chính là cái ý nghĩa khoa-học. Những nhà học-giả như Vương-Dương-Minh đem mấy chữ ấy cho vào tâm-học, không phải là không có giá-trị. Song vì ông chú về một mặt tâm-học, cho nên ông mới nói như lời ông viết cho Lan Khâm-Thuận. Nếu ta đem cái nhỡn-giới triết-học cao lên mấy độ nữa, thì ta biết cái học của họ Vương không phải là cái học tầm-thường. Điều đó xin để khi