Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

95
NHO-GIÁO


hợp đạo-lý là trái, chứ đừng lấy số nhiều người ít người mà làm chuẩn-đích. Đó là cái công-lệ trong sự suy-xét và sự phán-đoán vậy.

Đại để Vương Sung là người có tư-tưởng độc-lập, không câu-nệ như những học-giả khác, bất kỳ học-thuyết nào hễ có điều hay là ông lấy, có điều dở là ông chê. Ông là người vốn theo Nho-giáo, mà có chỗ nào ông tưởng là Khổng Mạnh sai lầm thì ông cũng không kiêng nể, cứ sự thực mà nói thẳng. Vậy nên hậu-nho cho ông là một nhà tạp-gia, chứ không phải là một nhà thuần-chính nho-học.

Xét ra thì cái học của Vương Sung cũng có phần nông-nổi và hẹp-hòi thật, là vì ông chỉ chuyên dùng cái lý thiển-cận mà biện-luận, cho nên thường không đạt tới cái ý nghĩa thâm viễn hoằng đại của thánh hiền. Bởi thế cái học của ông thiên về mặt duy-vật.

Nho-giáo từ đời Xuân-thu cho đến đời nhà Tần chỉ là một học-phái trong các học-phái khác, tuy có cái tôn-chỉ quang-minh chính-đại, nhưng vẫn không có cái địa-vị nhất-tôn như từ đời nhà Hán trở đi. Vì chưng có quân-chủ bảo-hộ, cho nên Nho-giáo mới có