Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

89
NHO-GIÁO


được cái dung-lượng. Ông lấy tướng các đế vương và những người danh-nhân đời trước làm hiệu-nghiệm. Đại để như Phạm Lãi xem tướng Câu Tiễn nước Việt: cổ dài, mồm quạ, biết rằng người ấy khả cùng hoạn-nạn, không khả cùng vinh-lạc; Uất Liêu xem tướng Tần Thủy-hoàng, sống mũi to, mắt dài, vai chim ưng, tiếng con sài-cẩu, biết là tính người tàn-ác, ít ân nghĩa v. v... Những điều ấy ông nói rất rõ ở thiên Cốt-tướng, III.

Tính. — Vương Sung xét những thuyết bàn về tính của các tiên nho, từ Mạnh-tử, Tuân-tử cho đến các nho-giả đời Hán, và ông cho là chưa ai bàn hết cái lý của tính. Ông nói rằng: « Mạnh-tử bảo tính thiện là nói tính của hạng trung nhân dĩ thượng; Tuân-tử bảo tính ác, là nói tính của hạng trung-nhân dĩ hạ; Dương Hùng bảo tính hỗn-hợp cả thiện và ác, là nói tính của hạng trung-nhân » (Bản-tính, III). Đó là mỗi người bàn về một phương-diện, nhưng không phải là bàn cái tính chung cả mọi người.

Cứ như ý ông, thì « Tính người ta có thiện có ác, cũng như tài người ta có cao có thấp. Đã cao thì không thấp, đã thấp thì không cao. Nếu nói tính không thiện, không ác, là nói tài người ta không cao, không thấp.