Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

40
NHO-GIÁO


« Ta đã ăn lộc lại cướp cả những lợi của người thợ dệt và người làm vườn hay sao? » Hiền-nhân quân-tử đời xưa ở ngôi cao đều thế cả. Cho nên kẻ ở dưới cho cái nết ấy làm cao mà theo lời dạy, người dân hóa với cái tính liêm ấy mà không tham-bỉ. Vậy biết rằng: há lại ở ngôi hiền-nhân mà làm việc kẻ thứ nhân hay sao. Ôi! Chăm-chăm cầu tài lợi, thường lo thiếu-thốn là cái chí của kẻ thứ-dân; chăm-chăm cầu nhân nghĩa, chỉ lo không hóa được dân, là cái chí của kẻ đại-phu. Kinh Dịch nói rằng: « Vác đồ mà ngồi trên xe, thì trộm cướp đến ngay ». Nghĩa là nói ở ngôi quân-tử mà làm việc kẻ thứ-dân thì họa-hoạn đến ngay vậy. Muốn ở ngôi qnân-tử mà làm việc người quân-tử, nếu lại bỏ cái cách của Công-Nghi-tử làm tướng nước Lỗ, thì không còn có cách nào hơn nữa. Kinh Xuân-thu lấy nghĩa nhất-thống làm to, là cái thường kinh của trời đất, cái thông nghĩa của xưa nay vậy. Nay mỗi thầy dậy một đạo, mỗi người bàn một lời, trăm nhà khác phương-thuật, chỉ-ý không giống nhau. Bởi thế, trên không lấy gì giữ mực nhất-thống, pháp-chế thường đổi, dưới không biết theo về đâu. Tôi trộm nghĩ: những cái gì không thuộc vào khoa lục nghệ và học thuật của Khổng-tử là đều trừ tuyệt cả, không tịnh tiến. Những cái học-thuyết tà-tích thôi hết, nhiên-hậu thống-kỷ