Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

277
NHO-GIÁO


để đừng bàn đến, cốt phải gắng sức ở chỗ cần cấp của ta, là chỗ thiên-lý và nhân-dục cách nhau. Lục Tử-tĩnh bình nhật lấy việc đem mình khiến các học-giả theo thiên-lý, không để một chút nhân-dục lẫn vào, làm cái chức-trách của mình, quyết chẳng có những điều như người ta nghi ngờ vậy. » Sau nhân có người viết thư chê Tượng-sơn về việc tranh-luận hai chữ « vô-cực ». Chu Hối-am đáp lại rằng: « Từ khi nhà Tống dời về phía nam đến nay, những người thật có công-phu lý-hội được cái đạo của thánh hiền, chỉ có Lục Tượng-sơn với ta mà thôi. Ta thật lấy làm kính trọng, các người chớ nên khinh nghị. » Về lúc vãn niên, Chu Hối-am cũng nhận biết là cái học của mình có nhiều điều sai lầm, muốn sửa đổi lại, nhưng vì đã già yếu không thực-hành được. Đó là một điều ta nên biết mà xét cho kỹ để phân-biệt sự đồng dị của họ Chu và họ Lục.

Nói rút lại, Lục Tượng-sơn đem cái học đã mất hơn một nghìn rưỡi năm của Mạnh-tử mà phát-minh ra ở đời, để sửa lại sự lầm lỗi của tục-học, mờ-mịt ở chỗ từ-chương huấn-hỗ, chìm đắm ở trong vòng khoa-cử. Ông ra sức đem học-giả vào con đường đạo-đức thiết-thực. dùng cái lương-tâm sáng suốt mà thù ứng với mọi sự vật, lấy cái linh-thức, tức là cái trực-giác mẫn-nhuệ, mà hiểu biết cái chân-