Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

273
NHO-GIÁO


hối muốn bỏ hai cái đoản hợp hai cái trường, nhưng ta bảo không nên. Đã không biết tôn đức-tính, thì sao lại nói vấn-học được? »

Lại có người nói với Tượng-sơn rằng: « Cái học của tiên-sinh là đạo đức tính mệnh, thuộc về hình-nhi-thượng, cái học của Chu Hối-am là danh vật độ số, thuộc về hình-nhi-hạ. Học-giả nên kiêm cả hai cái học ấy. » Tượng-sơn đáp lại rằng: « Nếu bảo như thế, Hối-ông không chịu. Hối-ông vẫn cho cái học của mình là nhất-quán, nhưng sự thấy đạo không rõ, thành ra không đủ nhất-quán được. Ta thường viết thư cho Hối-ông rằng: Cái khéo ở sự đo, lường, phóng ra, tả ra; cái giống ở sự bắt-chước, sự mượn; điều-hoạch ra cái gì, đủ làm cho mình tự tín, tập quen thuần-thục cái gì, đủ làm cho mình tự yên. Lời nói ấy thật đúng cái bệnh cao-hoang của Hối-ông. »

Hai người tuy không đồng ý về việc học, nhưng vẫn kính phục nhau, một hôm trời sáng trăng, Tượng-sơn đi bộ chơi, tự-nhiên thở dài. Lúc ấy có môn-đệ là Bào Mẫn-đạo đi theo, hỏi: « Tiên-sinh thở dài về việc gì? » — Tượng-sơn nói rằng: « Chu Nguyên-hối là một ngọn núi cao trong núi Thái-sơn, khả tiếc là học không thấy đạo, thành ra uổng phí mất cả tinh-thần! » — Bào Mẫn-đạo nói rằng: « Đã như thế, chi bằng