Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

252
NHO-GIÁO


ra ứng cử, ta chưa hề để bụng đến sự đỗ hay hỏng, làm bài thì trong bụng có thế nào viết ra thế. » Năm ba mươi tư tuổi mới vào đình đối, đỗ tiến-sĩ. Danh tiếng từ đó lừng lẫy, các học-giả theo học rất nhiều.

Cái học của ông ở cả những lời ông giảng dụ, hoặc ở những bài luận và những thư ông viết cho người đương thời, chứ ông không trước-thuật gì cả. Có người hỏi ông sao không làm sách? Ông nói rằng: « Sáu Kinh chú-thích cho ta, ta chú-thích cho sáu Kinh. » Ý ông nói: Sáu Kinh dạy ta đủ mọi điều, ta theo đó mà làm là đủ, còn phải làm sách gì nữa. Bởi vậy ông thường nói: « Nếu học mà biết đạo thì sáu Kinh là chỗ chú-cước của ta đó rồi. »

Nay có bộ Lục Tượng-sơn toàn tập 陸 象 山 全 集 là của học-trò biên tập sau khi ông mất rồi. Xem sách ấy ta có thể biết được cái học-thuyết và sự nghiệp của ông vậy.

Học-thuyết của Lục Tượng-sơn. — Cái học của Lục Tượng-sơn xa thì theo Mạnh-tử, gần thì theo Chu Liêm-khê và Trình Minh-đạo. Ông thường nói rằng: « Sự học đến đời nhà Tống mới thịnh là từ Chu Mậu-thúc phát ra ». Và ông lại nói: « Hai họ Trình theo học Chu Mậu-thúc đến khi trở về, ngâm phong lộng nguyệt, có cái ý « ngô dữ Điểm ». Sau Minh-