Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

239
NHO-GIÁO


không có tĩnh, cũng như tĩnh không thể không có động. Tĩnh không thể không hàm-dưỡng, cũng như động không thể không tỉnh sát. Chỉ thấy có một động một tĩnh làm căn-bản cho nhau, kính và nghĩa dìu-giắt nhau, để không có cái ý gián-đoạn. Tuy dùng chữ tĩnh, nhưng không phải như là một vật chết rồi. Trong lúc chí tĩnh, vẫn có cái mối động, cho nên không phải là nói xa bỏ mọi việc, tuyệt giao với các vật, nhắm mắt ngồi yên mà chỉ thiên về một mặt tĩnh. Tĩnh là khi chưa tiếp vật đã có sự kính làm chủ ở trong, thì đến lúc sự vật gì đến, cái thiện đoan sáng rõ ra, mà những cái sở dĩ để xét càng tinh tường minh bạch vậy. »

Chu Hối-am nói rõ cái nghĩa chữ tĩnh-tọa 静 㘴 để học-giả không hiểu lầm với chữ thiền tọa 禪 㘴 của Phật-giáo. Bên Phật, tọa-thiền nhập-định là cốt để thu thập cái tâm, không để tản nát ra ở mọi sự vật, cứ ngồi im lặng không nghĩ ngợi gì cả. Bên nho, tĩnh-tọa là ngồi yên, lấy sự kính mà giữ cái tâm cho sáng suốt để đối phó với các sự vật cho hợp đạo-lý. Hai bên cùng đồng một ý hoán-tỉnh cái tâm, nhưng cái đạo thì khác. Phật thì hoán-tỉnh cái tâm để cho thành không không, mà Nho thì hoán-tỉnh cái tâm để khiến nó soi sáng đến các sự lý.