Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

163
NHO-GIÁO


thượng của Khổng-giáo. Song Khổng-giáo sở dĩ chỉ nói Thái-cực mà không nói Vô-cực, là vì Khổng-giáo chú-trọng ở sự thiết-thực, sợ nói đến Vô-cực lại thành ra siêu-việt quá như Lão-giáo, không thích hợp với đạo trung là tôn-chỉ của mình. Hậu nho có nhiều người không thấy rõ chỗ ấy, cứ đứng vào cái địa-vị đối đầu với Lão-giáo, lấy « hữu » mà bác « vô », chứ không hiểu rằng « hữu » với « vô » là một thể, mà Khổng-giáo và Lão-giáo. đều do một gốc mà ra.

Chu Liêm-khê lịnh-hội được cái ý uyên-thâm ấy, cho nên ông nói ở đầu Thái-cực đồ-thuyết rằng: « Vô-cực nhi Thái-cực 無 極 而 太 極: Vô-cực mà Thái-cực ». Song ông chỉ nói qua để cho rõ cái nguồn gốc, rồi ông chú-trọng ở cái động-thể của Thái-cực, như thế thật là ông đã hiểu rõ cái học hình-nhi-thượng của Khổng-giáo hơn mọi người vậy.

« Thái-cực có hai thể: động và tĩnh. Động thì sinh ra dương, động cực rồi lại tĩnh. Tĩnh thì sinh ra âm, tĩnh cực rồi lại động. Cứ một động một tĩnh thay đổi nhau, cái nọ lấy cái kia làm gốc, chia làm âm dương, lập thành hai nghi vậy.

« Dương động là sự dụng-tác của Thái-cực, âm tĩnh là cái tập-thể của Thái-cực. Dương động thì biến hóa ra, âm tĩnh thì đông hợp