Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

157
NHO-GIÁO


Ngư-tiều vấn-đối. Ông đặt ra một truyện vấn đáp để bàn về phần uyên-áo của tính mạnh và đạo đức như sau này:

« Ngư-giả rủ cần câu, câu cá ở trện bờ sông Y-thủy. Tiều-giả đi qua, đặt gánh củi nghỉ vai, ngồi trên hòn đá bàn-thạch mà hỏ ngư-giả: « Tất là củi của ta giúp được việc cho cá của bác có phải không? » — Ngư-giả: « Phải ». — « Ta biết rằng ta hữu dụng cho bác đó vậy ». — « Củi đợi lửa nhiên hậu mới là dụng ». — « Thế nào là dụng, có thể được nghe chăng? » — « Dụng là nói cái cao-diệu của vạn vật, có thể lấy ý mà hội, không có thể lấy lời nói mà truyền. Dẫu thánh-nhân cũng không thể lấy lời nói mà truyền ra được ».

« Thánh-nhân đā không thể lấy lời nói mà truyền ra được, thế thì lục Kinh không phải là lời nói đó hay sao? » — « Thời đã qua rồi mới nói, thì nói gì mà nói! »

« Hai người mới bẻ củi nướng cá, cùng nhau ăn, thích mà bàn đạo Dịch.

Tiều giả: Trời nương vào đâu? — Ngư-giả: nương vào đất. — Đất phụ vào đâu? — Phụ vào trời. — Thế thì trời đất nương vào đâu, phụ vào đâu? — Cùng nương phụ vào nhau. Trời nương vào hình, đất nương vào khí. Cái hình thì có bờ bến, cái khí thì không có bờ bến.