Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

133
NHO-GIÁO


Á-thánh, và sai các văn thần chia nhau làm bài tán chư hiền. Thái-tổ thường bảo các thị thần rằng: « Trẫm muốn các võ thần đều đọc sách để biết cái đạo làm việc trị ». Bởi vậy người trong nước từ quan tư cho chí thường dân, ai cũng quí văn-học.

Vua Thái-tổ lại thấy cái học trọng khí-tiết mất hết, đức giáo thật là suy đồi, cho nên rất chú ý về sự tưởng-lệ việc trung tiết, để gây thành cái sĩ phong trong học giới.

Đời nhà Tống các vua sùng-bái Khổng-tử và Mạnh-tử rất tôn-trọng. Vua Chân-tôn (998 — 1022) đến yết miếu Khổng-tử ở Khúc-phụ và truy thụy là Chí-thánh Văn-tuyên-vương 至 聖 文 宣 王 và phong thất-thập-nhị-đệ-tử cùng nhị-thập-thất tiên-nho làm công, hầu, bá. Vua Thần-tôn (106 — 1085) phong Mạnh-tử làm Châu-quốc-vương, được cùng Nhan-tử phối tự với Khổng-tử, và lại phong Dương Hùng làm Thành-đô bá, Hàn Dụ làm Xương-lê-bá, cùng thờ ở trong miếu. Đời bấy giờ lại có người xin tôn Khổng-tử làm đế, nhưng vì có nhiều người bàn là không nên, mới thôi. Đến đời Nam-Tống, vua Độ-tôn (1265 - 1275) lại đem Tăng-tử và Tử-Tư cùng với Nhan-tử và Mạnh-tử thờ làm tứ phối.

Nho-giáo truyền đến thế-kỷ thứ 11, vào quãng đời vua Nhân-tôn (1023-1064) thì thật