Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

42
NHO-GIÁO


trâu dê lại đến phá hại, cho nên núi ấy mới trụi đi như ngày nay. Người ta thấy núi ấy trụi cả cây, bảo là núi ấy không mọc cây được. Há có phải là cái tính của núi như thế hay sao?

« Người ta dẫu thế nào mà lại không còn có cái bụng nhân nghĩa. Người nào để bỏ mất cái lương-tâm, thì cũng như lấy rìu búa mà chặt cây vậy. Cứ ngày ngày chặt phá đi, thì cây còn đẹp thế nào được nữa. Cái lương-tâm của người ta, ví như mầm cây, ngày đêm nghỉ ngơi và lại có cái khí yên lặng buổi sáng, thì lòng hiếu ố của mình cũng hơi gần như của mọi người. Song những việc làm trong ban ngày lại làm hư-hỏng đi, rồi cứ hỏng đi hỏng lại mãi, thì cái khí ban đêm không đủ mà giữ cho còn lại được. Đến khi cái khí ban đêm không giữ còn lại được nữa, thì người với cầm thú có xa gì. Người ta thấy giống như cầm thú, thì cho là không có cái bản-năng gì. Há có phải là bản tính của người ta như thế hay sao?

« Cho nên, nếu được cái nuôi, thì không có vật gì là không lớn lên; nếu mất cái nuôi, thì không có vật gì là không mất đi. Khổng-tử nói rằng: « Tháo tắc tồn, xả tắc vong, xuất nhập vô thời, mạc tri kỳ hương 操 則 存,舍 則 亡,出 入 無 時,莫 知 其 鄉: Giữ lấy thì còn, bỏ đi thì mất, ra vào không có thời,