Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

223
NHO-GIÁO


bỏ cái tâm sáng-suốt, mà chỉ theo cái lý-trí không chắc-chắn, thì thường hay có nhiều sự sai lầm mà không biết.

Những chân-lý ở đời ví như các con đường đi trong rừng rậm. Người có trực-giác sáng rõ tự hồ người bay bổng lên trên cao, trông xuống thấy rõ các con đường đi ngang đi dọc. Người theo lý-trí thì hình như người len-lỏi theo một con đường, đi đường nào chỉ biết đường ấy, còn ở bên cạnh có những đường nào khác nữa không biết. Hoặc có biết thì cũng không biết hết cả mọi đường. Ấy hai lối khác nhau là thế, mỗi lối có cái sở trường và cái sở đoản, kẻ học-giả nên tế-nhận mà biết cho rõ.

Hàn Phi học theo Tuân-tử dùng lý-trí mà suy-luận cho đến cùng, tất phải thiên về mặt hình-pháp và mặt công-dụng, kết-quả là thành cái chế-độ chuyên-chế độc tôn. Nguyên cái học của Tuân-tử đã có nhiều điều xa cái tôn-chỉ của Khổng-giáo, đến Hàn Phi thì trái hẳn cái tôn-chỉ ấy.

Khổng-giáo lấy những bậc thánh hiền đời cổ làm tiêu-chuẩn là cốt dạy người ta biết dùng những điều nhân nghĩa để tùy thời mà ứng-dụng cho hợp thời và thuận lý, chứ có phải là bảo nên theo cho đúng những sự-nghiệp của thánh hiền đã làm đâu. Hàn Phi