Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

68
NHO-GIAO


ra cáng-đáng việc đời, để làm ích quốc lợi dân, chứ không phải là người yếm-thế, chỉ vụ lấy sự vui thú trong vòng tư-tưởng. Có biết rõ cái ý nghĩa ấy, thì về sau mới hiểu tại làm sao Khổng-tử cứ phải chu-du thiên-hạ để cầu ra xuất chính. Ngài là người theo đạo Nho, bao nhiêu cái tư-tưởng và sự học tập của Ngài là chủ về nhân-sự, cốt đem thực-hành ra ở xã-hội, làm ích lợi cho nhân-quần. Cái mục-đích ấy chính là cái mục-đích của những người nho-học tự đời thượng-cổ cho đến ngày nay. Cũng bởi lẽ ấy cho nên thầy Tử-Lộ nói rằng: « Bất sĩ vô nghĩa.... Quân-tử chi sĩ dã, hành kỳ nghĩa dã 不 仕 無 義.... 君 子 之 仕 也,行 其 義 也: Không ra làm quan là vô nghĩa.... Người quân-tử ra làm quan là làm việc nghĩa vậy. » (Luận-ngữ: Vi-tử, XVIII).

Trước đời Xuân-thu thì những người nho-học gọi là 士 thuộc quyền quan Tư-đồ. Những người sĩ do quan Tư-đồ chọn lấy cho đi du-học văn-chương và lục nghệ là: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số, để dùng làm quan coi việc nước. Bởi vậy sách Hán-thư-nghệ-văn-chí nói rằng: Nho-giáo do ở quan Tư-đồ mà ra. Từ cuối đời Xuân-thu trở đi, Khổng-tử đem phát-huy cái học-thuyết của Nho-gia và định rõ những điều như là: