Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

64
NHO-GIÁO


được. Các quan Chúc thường cũng dùng pháp thuật như bọn vu-nghiễn. Khi vua đi điếu-phúng chỗ nào, thì có quan Chúc đi trước, Sách Chu-Lễ nói rằng: « Vương điếu tắc dữ Chúc tiền 王 弔 則 與 祝 前: Vua đi điếu thì có quan Chúc đi trước ».

Quan Sử coi việc nhân-sự, ghi chép những công việc của các đế vương đời trước, cốt để lưu-truyền những điều của tổ-tôn đã đặt ra. Đời nhà Chu có quan đại-sử, tiểu-sử, tả-sử, hữu-sử, nội-sử, ngoại-sử. Những sách như kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Nhạc, đều do sử-quan làm ra. Về sau Lão-tử làm quan Trụ-hạ-sử, Khổng-tử thì đi đến kinh-đô nhà Chu để xem sử-ký. Hai ông tị-tổ Đạo-giáo và Nho-giáo đều phải khảo-cứu sử-học mà lập ra học-thuyết của mình. Xem thế thì rõ sử là nguồn gốc các mối học-thuật của nước Tàu vậy.

Chúc và Sử là hai cái chức-vụ hệ-trọng, phi người đã kinh-nghiệm lắm, không làm được, cho nên ai đã giữ hai chức-vụ ấy đều được cha truyền con nối để coi những việc ấy. Chúc-quan thì lấy việc trời mà suy ra việc người, sử-quan thì xét việc đời xưa mà làm việc đời nay. Về sau những học-thuật như lịch-tượng (thiên-văn), lịch-số (âm-dương), chiêm-nghiệm (phương-sĩ) thì phát ra bởi