Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

46
NHO-GIÁO


với thiên-đạo, làm cho đời người có cái vẻ ung-dung thư-thái. Nhưng trong cái sở-trường ấy có những cái sở-đoản, thiết-tưởng ta cần phải biết. Một là đạo nhân không phổ-thông được cho đại đa số của nhân-chúng, chỉ có một phần ít người có tư-cách đặc-biệt, mới tu được đến bậc nhân mà thôi, còn người thường vẫn cứ bị vật-dục quyến dũ, hay khuynh-hướng về đường công-lợi. Tuy thánh-nhân có dự-bị lễ nghĩa để tài-chế cái tư-dục của người ta, cho khỏi chếch-lệch thái quá, song cái thế-lực của lễ nghĩa cũng không lan ra được đến hạng người hạ-lưu không có học-thức. Thành-thử phần nhiều người trong xã-hội vẫn đắm đuối ở trong vật-dục, mà đạo thánh hiền tuy hay thật, nhưng không thi-hành được khắp thiên-hạ. Hai là một cái học-thuyết chú-trọng trực-giác như Nho-giáo, thì chỉ thi-thố ra được ở thời-đại nhân dân còn có tính chất-phác, sự làm ăn còn giản-dị, chứ khi nhân-trí đã biến-thiên, khoa-học đã thịnh-hành, cuộc sinh-hoạt thành ra phiền-phức như thời nay, thì cái học-thuyết ấy vị-tất đã có mấy người chịu theo, mà có theo nữa, cũng chưa chắc đã theo được đúng. Vì là trực-giác tuy có mẫn-tiệp, các nhà học-vấn thời nay vẫn cần đến luôn, song nó chỉ là cái lợi-khí của một hạng người thượng-trí dùng được mà thôi, còn số người thường thì