Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

281
NHO-GIÁO


ấy là lần lượt đặt chồng lên nhau, thành ra 64 quẻ. Mỗi quẻ có 6 hào, như Kiền ䷀ Khôn ䷁, Truân ䷂, v. v. Ba vạch dưới là quẻ nội, ba vạch trên là quẻ ngoại.

Đến đời vua Hạ-Vũ (2205-2167 trước tây-lịch kỷ-nguyên) nhân có Lạc-thư mà đặt ra Cửu trù 九 疇, để làm biểu lý với bát quái của vua Phục-hi. Những quẻ của vua Phục-hi là để vẽ các tượng âm dương ra; những trù của vua Vũ, là để tính cái số ngũ hành là: Thủyhỏamộc kimthổ 土.

Những quẻ Dịch đời trước để lại, chỉ vẽ ra thành quẻ mà không có văn-tự. Chắc là thuở ấy những người học Dịch chỉ học truyền miệng mà thôi, vì cái học ấy chính là cái học tâm-truyền vậy. Mãi đến đời vua Văn-vương nhà Chu, khi Ngài phải giam ở ngục Dữu-lý (1144-1142), ngài mới diễn lại những quẻ Dịch mà đặt ra Hậu-thiên bát quái 後 天 八 卦 xếp theo thứ-tự như sau này: Kiền 乾 ☰ (cha), Khảm 坎 ☵ (trung-nam), Cấn 艮 ☶ (thiếu-nam), Chấn 震 ☳ (trưởng-nam), Tốn 巽 ☴ (trưởng-nữ), Ly 離 ☲ (trung-nữ), Khôn 坤 ☷ (mẹ), Đoái 兌 ☱ (thiếu-nữ). Ngài lại theo hình từng quẻ mà cắt nghĩa cái toàn ý cả quẻ ra, gọi là Thoán-từ 彖 辭 để định nghĩa cát hung trong một quẻ. Đến