Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

27
NHO-GIÁO


ý của Tàu khó khiến cách lập ngôn theo đúng được những sự vận-động của cái tư-tưởng, và bộc-bạch được hết các ý-tứ. Cũng bởi thế, cho nên mới nói rằng: bất dĩ từ hại ý, nghĩa là xem sách phải lấy ý mà lĩnh-hội cho rõ cái tư-tưởng của người làm sách, chứ không nệ ở văn-từ mà bỏ sót ý. Lối Tây-học thì không thế, nhất-nhất là phải theo lý-trí mà suy-luận, lần theo sự-lý nọ sang sự-lý kia, liên-tiếp dắt-díu nhau. Cách lập-ngôn lại sáng rõ, là nhờ lối văn-từ rất tinh tế, dễ khiến, lời với ý lúc nào cũng theo sát nhau được, bao nhiêu sự vận-động của tư-tưởng cũng có thể tả rõ ra được phân minh hết cả. Bời thế cho nên những người đã quen lối Tây-học, xem sách Hán-tự, cho những học-thuyết của Tàu không có phương-pháp. Đó là bởi không hiểu rõ cái lối học của người Tàu, chủ ở sự phải suy nghĩ ra mà hiểu, phải lấy ý mà hội, chứ không chủ ở sự theo lý-trí mà suy-luận và phu-diễn hết cả ra ở văn-từ. Kỳ thực thì cái tư-tưởng của người Tàu vẫn có phương-pháp, nhưng cái phương-pháp ấy chỉ cốt ở trong tinh-thần cả toàn-thể, chứ không ở cái hình-thức từng bộ-phận có thể phân tích ra được như lối văn-từ của Tây. Vậy muốn tìm cái phương-pháp của Nho-giáo, thì phải dùng trực-giác mà xem, phải lấy ý mà hội, thì thấy rõ cái mối liên-lạc trong các đoạn tư-tưởng, tuy về phần hình-