Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

215
NHO-GIÁO


nghe thấy lời cha mẹ dạy bảo vậy. Xem như thế, thì hiếu là cái đạo có tính-chất của một tôn-giáo thật. Song ta nên biết rằng sự thờ cha mẹ không phải là cái lẽ cuối cùng của sự hiếu. Cái lẽ cuối cùng của sự hiếu là lấy hiếu gây thành đạo nhân, vì người có hiếu tất là có nhân. Nhân với hiếu thường dắt-díu nhau, cho nên những người có địa-vị trọng-yếu ở trong xã-hội, phải chú ý về đạo hiếu lắm. Ngài nói rằng: « Quân-tử đốc ư thân, tắc dân hưng ư nhân; cố cựu bất di, tắc dân bất thâu 君 子 篤 於 親,則 民 興 於 仁;故 舊 不 遺,則 民 不 偷: Người quân-tử hậu với cha mẹ, thì dân hưng-khởi làm điều nhân; không bỏ sót những người cố-cựu, thì dân không có bạc-tục. » (Luận-ngữ: Thái-Bá, VIII). Người quân-tử đây là nói những kẻ có quyền-bính, làm tiêu-biểu cho nhân-chúng. Những người ấy mà bất-hiếu, bất-mục, tình-cảm đơn bạc, thì khiến dân có nhân, có nghĩa, có tình-cảm hậu sao được? Vậy nên Tăng-tử nói rằng: « Thận chung, truy viễn, dân đức qui hậu hỹ 慎 終,追 遠,民 德 歸 厚 矣: Cẩn-thận lúc cha mẹ chết, nhớ đến tổ tiên xa, thì cái đức của dân trở nên hậu, » (Luận-ngữ: Học-nhi, I).

Chữ hiếu trong Khổng-giáo quan-trọng như thế, cho nên người đi học phải xét cho kỹ, chớ nên vội-vàng phán-đoán nông-