Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

136
NHO-GIÁO


ai cũng như ai, gọi là tính; biến-hóa ở âm dương mà thành ra có tượng có hình gọi là sinh; hóa đến cùng, số hết, gọi là tử. Cho nên mệnh là cái bắt đầu của tính, tử là cái cuối cùng của sinh, có cái bắt đầu thì ắt là có cái cuối cùng vậy. » (Khổng-tử gia-ngữ: Bản mệnh giải, XXVI).

Chết rồi thì cái hài-cốt chôn xuống đất dần dần tan nát đi, còn cái khí tinh-anh thì lên trên khoảng không-gian sáng rõ rực-rỡ: « Tử tất qui thổ, cốt nhục ư hạ, âm vi dã thổ, kỳ khí phát dương ư thượng vi chiêu minh 死 必 歸 土,骨 肉 斃 於 下,陰 爲 野 土,其 氣 發 揚 於 上 爲 昭 明. » (Lễ-ký: Tế-nghĩa, XXIV). Vậy chết không phải là hết. Chỉ hết cái hình-hài mà thôi, còn cái khí tinh-anh tức là tinh-thần, thì lại về chỗ sáng rõ ở trong vũ-trụ.

Cái phần chiêu minh ấy ở trong người ta gọi là tâm. Tâm là cái thần-minh ở trong vạn vật, là cái tia sáng của Trời phú cho ta để hiểu biết các sự vật. Vũ-trụ sở dĩ có là bởi có cái tia sáng ấy, chứ không thì dẫu có cũng như không mà thôi. Vạn vật nhờ có cái tia sáng ấy mà biết là có, và biết là có Trời. Người ta có cái phẩm-giá tôn quí là cũng nhờ có cái tâm, cho nên hễ bỏ cái tâm đi, thì vũ-trụ chỉ là một khối vật-chất vô-tri vô-giác, không có giá-trị gì cả. Có cái tâm thì trời đất