Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/90

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

88
NHO-GIÁO


vào con đường thực-tiễn của đạo-đức. Ông nói rằng: « Muốn hiểu cái thuyết tri-hành hợp-nhất, trước hết phải biết cái tôn chỉ sự lập ngôn của ta. Người đời nay học-vấn, nhân vì đã phân tri hành ra làm hai việc, cho nên khi có một cái niệm phát động, tuy là bất thiện, những bởi chưa thi-hành, thì không tìm cách ngăn cấm. Ta nói cái thuyết tri-hành hợp-nhất, chính là để người ta hiểu được chỗ nhất niệm phát-động, tức là hành rồi. Hễ chỗ phát-động có điều bất thiện, thì đem điều bất thiện ấy trừ bỏ ngay đi, cốt bỏ đến chỗ căn-để, khiến cái niệm bất thiện không tiềm phục ở trong bụng. Ấy đó là cái tôn-chỉ sự lập ngôn của ta. » (Ngữ-lục, III).

Ta nên biết rằng hai chữ trihành của Dương-minh nói ở đây có cái nghĩa khác cái nghĩa ta thường dùng. Tri là chuyên nói cái minh-giác của tâm, hành là nói sự phát-động của tâm, như trong sách Đại-học gọi là ý vậy. Tri là bản-thể của tâm, ý là sự phát động của tâm. Tâm với ý là một, thì tri với hành cũng là một, « Người ta trước hết phải có cái tâm muốn ăn, muốn mặc, muốn đi v. v., nhiên hậu biết ăn, biết mặc, biết đi. Cái tâm muốn ăn, muốn mặc, muốn đi, ấy là lý, tức là cái khởi thủy của sự hành... Lấy cái toàn-thể trắc-đản mà nói, gọi là nhân; lấy sự được cái phải mà nói, gọi là nghĩa; lấy việc điều-lý