Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/82

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

80
NHO-GIÁO


息 之 理: Nhân là cái lý của tạo-hóa sinh sinh không thôi.» (Ngữ-lục I). Bởi cái lẽ theo lý mà sinh sinh ra mãi, cho nên kẻ nhân-giả lấy thiên địa vạn vật làm nhất thể. Nghĩa: «Tâm đắc kỳ nghi vi nghĩa 心 得 其 宜 爲 義: Tâm được cái phải là nghĩa.» (Văn-lục, II). Lễ: «Lễ tự tức thị lý tự 禮 字 卽 是 理 字: Chữ lễ tức là chữ lý.» (Ngữ-lục, I). Lễ là lý, thì điều gì hợp với tâm là lễ. Hễ trái với tâm, mà lại cứ nhắm mắt câu-nệ theo cổ, đó là phi lễ chi lễ.

Dương-minh cho là nhân, nghĩa, lễ, trí, đều ở tính mà ra cả, cho nên nói rằng: «Lễ là lý vậy, lý là tính vậy, tính là mạnh vậy. Duy cái mạnh của Trời sâu xa không cùng: ở người ta thì gọi là tính, sán-nhiên mà có điều-lý gọi là lễ, thuần nhiên thật là thiện gọi là nhân, tiệt-nhiên mà tài-chế gọi là nghĩa, chiêu-nhiên mà minh-giác gọi là trí. Cái mạnh ấy hồn-nhiên ở cái tính, thì cái lý có một mà thôi. Cho nên nhân là cái thể của lễ, nghĩa là cái phải của lễ, trí là sự thông suốt của lễ.» (Văn-lục, IV).

Lý ấy, mạnh ấy, tính ấy, đều ở cả cái tâm, học-giả chỉ nên tìm ở tâm, thì hiểu rõ các vật lý. Vật lý không ngoài được cái tâm của ta, ngoài cái tâm của ta là không có vật lý gì cả. Thánh-nhân sở dĩ hơn người là vì có