Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/280

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

278
NHO-GIÁO


có học-thuật uyên-bác. Ông thích xem sách Chu Dịch và đem những lời thuộc về tượng thoán, hànquái dịch ra quốc-âm theo lối văn vần, gọi là Chu Dịch quốc-âm quyết 周 易 國 音 訣. Đời Cảnh-hưng bấy giờ có quan Tham-tụng Nguyễn Hiệu 阮 浩 và quan Bồi-tụng Võ Thuận-trai 武 順 齋 làm tựa khen sách ấy. Đến đời Gia-long triều Nguyễn, Phạm Quí-Thích cũng làm tựa nhắc lại sách ấy. Xem thế, thì các nho-giả đời trước đã muốn lấy quốc-âm mà học tập.

Nguyễn Hiệp 阮 浹, tự là Khải-chuyên 啓 顓, hiệu là Nguyệt-úc 月 澳, biệt hiệu là Hạnh-am 幸 庵. Bởi vì ông làm nhà ở Lục-niên-thành, thuộc huyện La-sơn, tỉnh Hà-tĩnh ngày nay, cho nên người đời thường gọi là Lục-niên tiên-sinh 六 年 先 生, hay là La-sơn phu-tử 羅 山 夫 子. Hiện nay có bộ La-sơn tiên-sinh thi tập 羅 山 先 生 詩 集 truyền ở đời.

Ông theo cái học của Trình Chu và rất chăm đọc sách Tính-lý, tứ Thư, ngũ Kinh đại-toàn. Ông làm bài Hạnh-am-ký, có đoạn nói rằng: « Cái đạo học của thánh môn thì đã có sách của Liêm-khê, Minh-đạo, Y-xuyên, Hoành-cừ, Khang-tiết và Chu Văn-công, bác văn ước lễ, không thiếu điều gì nữa. Người sinh ra sau những bậc ấy, chỉ lo