Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/277

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

275
NHO-GIÁO


vọng to trong nho lưu. Ngoại giả còn những người nho-học uyên thâm, khí tiết cao thượng, ẩn dật ở chốn lâm tuyền, không chịu ra ứng dụng ở đời.

Những bậc ấy cũng khá nhiều, song hãy kể mấy người như Ngô Thế-Lân, Đặng Thái-Phương, Nguyễn Hiệp, để làm chứng cho sự nho-học của ta không đến nỗi thiển bạc lắm.

Ngô Thế-Lân 吳 世 璘, tự là Hoàn-than 完 璞 hiệu là Ái-trúc-trai 愛 竹 齋 là một dật-sĩ ở đất Thuận-hóa vào khoảng Hậu-Lê mạt-diệp. Ông là một người học rộng giỏi văn, có làm bộ sách Phong-trúc-tập 風 竹 集, 2 quyển. Ở đầu bộ sách ấy ông làm bài đề nói rằng: « Gió là vật không có chất mà có khí, trúc là vật có chất mà không có tâm, cho nên trúc nhân gió mà thành tiếng, gió nhân trúc mà có hình tích. Bởi thế gió đến mà trúc kêu, gió đi thì trúc thôi; gió lớn thì kêu to, gió nhỏ thì kêu nhỏ; đó là tại gió chứ không phải tại trúc. Trúc vốn là tự như: cao như tiếng hạc, lanh-lảnh như tiếng rồng, ồ-ồ như tiếng sóng, từ từ như tiếng trúc bội (?), tiếng u có thể sửa được lòng tục, tiếng thanh có thể rửa được nỗi phiền, càng kêu càng lạ, mà không bao giờ hết được, cũng là tại vô tâm, mà sự diệu-ứng là ở gió vậy. Tuy thế mặc dầu, cái mà làm cho thiêu cơ sướng