Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/227

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

225
NHO-GIÁO


châu là học-trò Lưu Trấp-sơn tất là phải theo cái tôn-chỉ của thầy.

Song muốn hiểu rõ cái nghĩa hai chữ « thận độc 慎 獨 » của Trấp-sơn và Lê-châu, thì phải biết rằng: Nho-giả thường vẫn cho là ở trong vũ-trụ chỉ có một cái khí chu-lưu khắp cả trời đất và vạn vật. Khí ấy vô-hình mà linh-diệu vô cùng, không có thủy, không có chung và thông suốt cả mọi vật. Từ khí ấy đến ngũ hành là chất, chứ không phải là khí nữa. Chất thì có hình, có thủy, có chung và không tương thông được. Vậy sự lưu-hành biến-hóa của trời đất là do ở cái khí mà ra. Cái khí ấy « mạc chi vi nhi vi giả 莫 之 爲 而 爲 者: không có làm gì mà có làm ». Nóng rét không mất cái qui-tắc, vạn vật đều có trật-tự, trị oạn doanh hư, tiêu tức thịnh suy, tuần hoàn không thôi, nhật nguyệt tinh thì, đi lẫn lộn mà không mất chừng mực, không thấy dấu tích việc làm mà tự-nhiên thành tượng, như thế không thể bảo là trong chỗ mờ-mờ ấy không có cái sở chủ được. Cái sở chủ ấy gọi là Trời, là lấy cái nghĩa làm chủ-tể mà nói. Việc của Trời thì « mạc chi trí nhi chí giả 莫 之 致 而 至 者: không tìm đến mà đến », như sự phú quí bần tiện, sinh tử họa phúc của người đời là phần nhiều không triệu nó mà nó đến, ấy là cái khí hóa bất tề, nhưng cái vận số tự có thuần tạp, người ta