Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/209

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

207
NHO-GIÁO


lối ấy mà học Kinh, thì mất cái ý « bất tri vi bất tri », chỉ là thêm một cái ngờ hoặc, làm cho kẻ thức-giả phải biện luận..., Đã nghĩ sâu tự được mà gần cái phải, rồi sau mới biết cái nào mười phần được cả mười, và cái nào mười phần không được đủ mười. Tựa như cái dây chăng xem cây thẳng, chỗ mà trước cho là thẳng. nay thấy rõ là cong; như nước để xem mặt đất phẳng, chỗ mà trước cho là phẳng, nay thấy rõ là lõm, rồi mới truyền cái tin, không truyền cái ngờ. Ngờ thì để khuyết, có như thế thì ngọ hầu học Kinh mới không hại. » Cái phương-pháp ấy chính đúng cái phương-pháp nghiên-cứu của khoa-học vậy.

Cái thực học không phải là dễ. Đái Đông-nguyên thường nói rằng: « Học có ba điều khó: Cái khó yêm bác 淹 博, cái khó thức đoán 識 斷, cái khó tinh thẩm 精 審. Ba cái khó ấy ta không đủ cho là có cả, nhưng đại khái về phần riêng của ta thì có cái tự thị, và sự làm sách vở của ta đều do cái mối ở đó. Người đời trước nghe rộng nhớ nhiều, làm sách đầy nhà, yêm bác thì có, mà tinh thẩm thì chưa vậy....»

Đái Đông-nguyên không phải là một nhà học-giả chỉ chuyên về mặt khảo chứng mà thôi, ông còn muốn đặt ra một cái lý-thuyết triết-học. Ông viết thư cho người ta nói rằng: « Những lời nói của Khổng Mạnh trong sáu