Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/191

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

189
NHO-GIÁO


Nho-giáo nhờ đó mà phát đạt ra, nhưng cũng vì đó mà cái tinh-thần kém-cỏi đi, là bởi cái nội-dung của khoa cử, chỉ chuyên về mặt từ-chương, lấy thi phú, kinh-nghĩa và văn-sách làm cốt, chứ không hỏi đến học-vấn và tháo hạnh, Hễ ai có tài làm văn và giỏi nghề thư-pháp thi đỗ, mà thương ai đã đỗ đạt rồi, bao nhiêu những điều quan-hệ đến đạo lý của thánh hiền, hoặc đến việc trị nước yên dân. đều gác bỏ đi, không nhìn đến nữa, thành ra cái lối học khoa-cử chỉ có danh mà không có thực. Bởi chưng khoa-cử là con đường danh lợi, cho nên những sĩ tử cứ lăn lộn vào đó, rồi dùng đủ cách gian dối để cho đạt cái mục-đích ti-thiển của mình. Cũng vì thế mà thành ra cái lưu-tệ càng ngày càng thêm rộng ra. Xưa nay các nhà thức-giả cũng đã muốn tìm cách trừ bỏ đi, nhưng vẫn không thành hiệu. Đến cuối thế-kỷ thứ XIX, năm Quang-tự thứ 28 (1898), bọn Khang Hữu-Vi, Lương Khải-Siêu v.v. mưu sự biến pháp tân chính và bỏ khoa-cử đi, vụ lấy thực học, để theo thời mà tiến hành, nhưng lại bị bọn thủ-cửu ngăn-cấm, Cách bảy năm sau là năm Quang-tự thứ 31 (1905), vì thời thế bức bách, triều-đình nhà Thanh mới nghe lời của Trương Chi-Động và Viên Thế-Khải, bỏ khoa-cử đi