Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/184

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

182
NHO-GIÁO


bản-nguyên 幾 何 本 原;Tân-pháp toán-thư 新 法 算 書, v. v.[1] Đó là cái khởi điểm khoa-học của Âu-tây truyền sang nước Tàu. Sự nho-học cuối đời nhà Minh và đầu đời nhà Thanh cũng nhân đó mà thành ra có cái phương-pháp khác đời trước vậy.

Lúc giáo-sĩ Lợi-Mã-Đậu lên Nam-kinh thì phái Đông-lâm đã thành-lập rồi, ông thường đi lại bàn về nho-học. Ông thấy trong nguyên-văn của các Kinh Truyện chỉ nói chữ « thiên » và chữ « đế », chứ không dùng chữ « lý » để nói cái nghĩa huyền-bí của trời đất như cái học của Tống-nho, ông bèn bảo bọn sĩ-phu trong phái ấy nên theo cái ý-nghĩa của nguyên văn trong Kinh Truyện cũ mà học, chứ đừng theo những lời chú-thích của Trình Chu. Bọn sĩ-phu bấy giờ có nhiều người không theo cái ý-kiến ấy, vì họ đang sùng-thượng cái học của Tống-nho. Nhân đó mà thành ra có sự nghị luận đồng dị.

Sau khi giáo-sĩ Lợi-Mã-Đậu mất rồi, giáo-sĩ Long-Hoa-Dân (Nicolas Longobardi) làm bài luận nói rằng: Học-giả nên theo lời chú-thích của Tống-nho cũng không sai nghĩa nguyên-văn. Giáo-sĩ Long-Hoa-Dân có cái ý-kiến trái lại như thế, là vì muốn chiều ý bọn


  1. Xem trong sách « La Chine à travers les âges của R. P. Wiéger.