Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/168

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

166
NHO-GIÁO


chính-phủ, cho nên vì có việc ấy phải cách chức đuổi về. Ông về quê, sửa lại nhà Đông-lâm học-viện 東 林 學 院 là nơi Dương Thời giảng học ở đời nhà Tống ngày xưa, rồi cùng với những người đồng chí đến đó giảng học, Bởi vậy mới thành tên là Đông-lâm-phái 東 林 派.

Ông bàn việc học thì cho là phải lấy việc đời làm cốt, cho nên thường nói rằng: « Người làm quan trong triều, cái chí không ở quân phụ; người làm quan ở ngoài, cái chi không ở nhân dân; người ở sơn lâm, cái chí không ở thế đạo, thì bậc quân-tử không cho là phải. » Bởi vậy ngoài sự giảng học ra, thường hay nghị luận việc triều-chính và phê-bình các nhân vật. Lúc ấy những người không đắc dụng ở triều, lui về ở lâm tuyền, đều ứng họa với bọn Cố Hiến-Thành, vì thế mà cái tiếng Đông-lâm đâu đâu cũng biết.

Ông thấy các học-giả thời bấy giờ xu-hướng về cái tiện dị, mạo nhận cái tự-nhiên, cho nên không nghĩ ngợi, không cố gắng, ông mới dạy người ta phải tìm cho đến cỗi gốc, suốt đến tính mạnh và xét rõ cái cảnh giới. Đối với cái học của Dương-minh, thì ông cho câu nói: « Vô thiện vô ác tâm chi bản thể » làm hại cái giáo pháp của thiên-hạ, vậy nên ông cực lực phản-đối cái học ấy. Về điều ấy, Hoàng Lê-châu cho là ông không hiểu cái