Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/164

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

162
NHO-GIÁO


không sai lầm về quá và bất cập. Cái tính-thể nguyên nó tự chu-lưu, không hại được cái đức trung-hòa của nó. Kẻ học-giả chỉ chứng nhận được cái tính-thể phân-minh mà cứ lúc nào cũng bảo thủ lấy, ấy là « thận » vậy. Cái công-phu sự « thận » là chỉ biết ở chỗ chủ-tể có cái làm chủ, ấy gọi là ý. Xa lìa cái ý-căn một bước, ấy là vọng 妄, không phải là độc 獨. Cho nên càng thu-liệm càng tới nơi, song cái chủ-tể cũng không đứng lại ở một chỗ nào, chỉ ở trong sự lưu-hành đó thôi, bởi thế mới nói rằng: « Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ. »

Đại để, cái học của Vương Dương-minh có Lưu Trấp-sơn lại sáng rõ ra. Nhưng qua sang đời nhà Thanh chỉ có Hoàng Lê-châu tiếp tục được cái học ấy, rồi sau lại suy dần đi vậy.

10• Dương-minh-học ở Nhật-bản. — Nguyên từ cuối thế-kỷ thứ XII đã có người Nhật-bản như Huyền Huệ 玄 惠 (Gen-e) và Viên Nguyệt 圓 月 (Engetsu) rất thâm lý-học của Tống-nho. Đến thế-kỷ thứ XVI và XVII, vào quãng năm Vạn-lịch đời vua Thần-tôn nhà Minh, có Lâm La-sơn 林 羅 山 (Haysha Rozan) chủ-trương việc công nhận cái học Trình Chu làm chính học.