Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/156

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

154
NHO-GIÁO


Cái học của ông chủ ở sự cách-vật. Ông cho sự cách-vật là nói vật có bản mạt; thân mình với thiên-hạ quốc-gia là một vật; cách-vật, trí-tri, tu-thân là gốc; tề-gia, trị-quốc, bình thiên-hạ là ngọn. Làm việc gì mà không được, thì phải quay trở lại tìm ở mình. Quay trở lại mình, ấy là cái công-phu cách-vật, cho nên muốn tề-gia, trị-quốc, bình thiên-hạ, phải cốt ở sự yên thân. Cái thân chưa yên, thì cái bản không lập. Người biết cái thân đã yên, thì biết yêu thân và kính thân; người yêu thân và kính thân, thì không dám không yêu người, không kính người. Đã yêu người và kính người, thì người yêu ta kính ta, mà thân ta yên vậy. Một nhà yêu ta kính ta, thì nhà tề; một nước yêu ta kính ta, thì nước trị; thiên-hạ yêu ta kính ta, thì thiên-hạ bình. Cho nên người không yêu ta, không phải chỉ có người là bất-nhân, mà cái bất-nhân của ta cũng biết được vậy; người không kính ta, không phải chỉ có người là bất-kính, mà cái bất-kính của ta cũng biết được vậy. Cái thuyết cách vật ấy về sau gọi là cái thuyết cách-vật ở đất Hoài-nam.

Lưu Trấp-sơn bàn chỗ này, nói rằng: « Chữ yên thân ở đây là nói yên cái tâm của mình, chứ không phải là bo-bo giữ cái hình-hài làm gốc.» Tâm-trai cũng thường nói rằng: « Yên cái thân và yên cả cái tâm là bậc