Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/147

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

145
NHO-GIÁO


nhân nghĩa vốn là hoàn-cụ, cảm xúc thần ứng, không học cũng hay vậy. Nếu bảo lương-tri phải bởi sự tu 修 rồi mới toàn 全, thế là trái với cái thể vậy.

« Lương-tri là cái trung chưa phát, không biết mà cũng không cái gì là không biết. Nếu trước cái lương-tri, mà lại tìm cái vị-phát, thế là chìm đắm vào chỗ không vậy. Cổ-nhân lập giáo nguyên vì có lòng dục mà đặt ra, tiêu dục là để trở lại cái thể vô-dục, không phải có thêm ra cái gì. Chủ-tể là cái thể của sự lưu-hành, lưu-hành là cái dụng của chủ-tể; thể với dụng là một gốc, không thể chia ra được. Cái sở cầu là cái nhân 因 của cái đắc; cái sở đắc là cái chứng của cái sở cầu, thủy chung là nhất-quán, không thể chia ra được.» (Ngữ-lục).

Có người muốn biết cái học của Dương-minh với cái học của Bạch-sa khác nhau thế nào. Ông nói rằng: « Bách-sa thuộc về cái truyền-lưu của phái Bách-nguyên-sơn 百 源 山, là học-phái của Thiệu Khang-tiết đời Tống, cũng là biệt-phái của Khổng-môn. Cái học của Bách-sa được cái chỗ giữa cái vòng để ứng-phó vô-cùng, đó là cái cảnh-tượng vậy. Vì người đời tinh-thần nở-nang vung rộng, chạy dong-ruổi ra bên ngoài, muốn trở lại chỗ tính tình của mình mà không có lối vào, thế phải mượn cách hành-trì ở chỗ