Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/61

Trang này cần phải được hiệu đính.
56
NAM PHONG

làm nên những việc công-đức nhớn nhao, rồi đem ra ngợi khen trước mặt mọi người mà ban thưởng cho, tức là lấy cái thế-lực của văn-chương mà giúp cho sự đạo-đức trong nước vậy ; — hai là sát-hạc những sách của các nhà văn-sĩ đệ lên trình, để ban thưởng cho những quyển nào hay, tức là lấy cái kinh-lịch những bậc lão-thành trong nghề văn-chương mà tưởng-lệ cho những người có tài, chỉ bảo cho những bậc hậu-tiến vậy. [1]

Cái công việc thường của hội Hàn-lâm là phải soạn một bộ « Pháp-văn đại tự-điển », định nghĩa các tiếng rất tinh-tường, để làm cái tiêu-chuẩn chung cho quốc-văn. Việc ấy là một việc to-tát lâu-dài ; cứ xem từ xưa đến nay chưa làm xong được một nửa thì biết vậy.

Trong hội vui nhất là ngày tiếp những ông Hàm-lâm mới. Khi nào trong bốn mươi ông bất-tử có một ông bất-hạnh mất đi, thì hội công-cử lấy một người vào thay. Người nào muốn được vào thì phải ra ứng bầu. Được bầu rồi thì hội bèn định ngày làm lễ tiếp. Lễ ấy trọng-thể lắm. Thực là lúc danh-dự nhất trong một đời người văn-sĩ, chẳng khác gì như bên ta lúc ông tiến-sĩ mới đỗ về vinh-qui vậy. Không gì vẻ vang bằng được « đứng nói dưới nhà tròn » (nhà trong tức là cái gian chính-đườn trong tòa Hàn-lâm). Ông Hàn-lâm mặc phẩm-phục, đeo gươm, đọc một bài diễn-thuyết để cám ơn hội đã bầu mình cùng tán-dương ông Hàn-lâm cũ mình đến thay. Những bài ấy thường dài lắm, mà phải đặt hay, đọc khéo, phô-diễn được hết cái cái tài cái hay của ông trước. Đọc đoạn rồi, ông hội-chủ đứng lên đọc một bài diễn-thuyết mừng, vừa khen ông Hàn-lâm cũ, vừa khen ông Hàn-lâm mới. Những nhời khen ấy cũng khéo lắm. Như ông Emile Faguet năm 1910 tiếp ông René Doumic vào thay ông Gaston Boissier, [2] khởi đầu bài diễn-thuyết như thế này :

« Thưa ngài, cụ giáo-sư Tallemant cũng có chân hội ta đây, ngày xưa có tiếng là người diễn-thuyết ở Hàn-lâm giỏi lắm. Bởi thế đến khi cụ de Boze khen cụ Tallemant có câu nói rằng : « Tiên-sinh tả những người chết trong hội ta khéo cho đến nỗi có lúc mong cho thường có dịp luôn để được nghe tiên-sinh nói. » Cụ de Boze nói câu ấy tự nghĩ mình không dám tự nghĩ mình không có quan-hệ vào đấy. Bỉ-nhân đây không dám tự nghĩ như thế ; nên không dám khen ngài câu ấy. Chỉ xin nói rằng trong bài diễn-thuyết mới rồi ngài đã tả Boissier tiên-sinh như tiên-sinh ước được tả như thế, nhời bình-dị như nhời văn hi-lạp, nghiêm trang như nhời văn la-mã, lại thêm cái bụng tốt con nhà Đại-pháp nữa... »

Ông Doumic bấy giờ mới mất phu-nhân. Phu-nhân là một người thông-minh trí-thức. Trong bài diễn-thuyết ông Faguet nói về phu-nhân mấy nhời rất khéo mà rất cảm-động. Nhời rằng :

«... Khi vào học trường Cao-đẳng sư-phạm thì ngài đã định-hôn với một cô con gái con nhà danh-giá... Đến khi ngài tốt-nghiệp ở trường ra thì ngài mới kết-hôn với người tri-kỷ. Phu-nhân thực là một người trí-tuệ thông-minh, sành những điều về tinh-thần, về văn-nghệ, học-thức rộng, tri-giác sâu. Từ bây giờ cho đến cái đại-nạn mới rồi đau-đớn cho ngài mà buồn-bã cho cả chúng tôi, ngài không từng viết một giòng mà không trình cho phu-nhân đọc trước, không từng nghĩ một quyển sách hay là một bài gì mà không hỏi ý phu-nhân, không từng khởi ra một cái tư-tưởng

  1. Hàn-lâm đã có một cái tư-bản riêng, cùng những tiền của người ta biếu, hoặc nhường, hoặc gửi. Thường có những người giầu có xin với Hàn-lâm đặt ra một cái thưởng riêng mỗi năm là bao nhiêu để thương những sách hay hoặc những người có công-đức.
  2. Ông Emille faguet cùng ông Réne doumic là hai nhà phê-bình văn-chương có tiếng. — Ông Gaston boissier là một nhà sử-học có làm nhiều sách về cổ-sử La-mã.