Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/38

Trang này cần phải được hiệu đính.
34
NAM PHONG

cho nhanh, cho được nhiều ; vừa chiếm được cái quyền tự-do lại vừa được sự giàu có ; bấy giờ mới xướng ra hai chữ tiến-bộ vậy.

Thực thế, cái lý-tưởng về sự tiến-bộ mới phát hiện ra vào khoảng cuối thế-kỷ thứ 17 sang đầu thế-kỷ thứ 18, là lúc người ta mới thấy mình có cái thế-lực đi chinh-phục được thế-giới, khai-khẩn được những của cải trên mặt đất. Cái lý-tưởng ấy phát-đạt truyền-bá ra trong thế-kỷ thứ 19, người ta càng khuếch-trương được cái thế-lực trong thế-giới, càng chiếm được nhiều của cải, càng lay động được cái quyền bó buộc của những phép-tắc cũ, thì cái lý-tưởng ấy lại càng phá đổ được những sự bài bác của các nhà triết-học, cái tính nhu-nhược của bọn thường dân, cái lòng tôn-giáo, cái tính thủ-cựu, thường phản-đối với nó. Kịp đến khi các nước nhớn bên Mĩ-châu phát-đạt lên rất dữ, thì cái lý-tưởng ấy được toàn-thắng ; ngày nay nó làm chủ-động cho sự văn-minh ta, không những là chủ-động mà nó lại như ông vua áp-chế nữa, vì mỗi ngày nó bắt ta phải gắng-sức thêm lên, phải mạo-hiểm thêm lên, phải chịu khó chịu nhọc thêm mãi lên ! Dù thế mà giả sử đem những người mỗi ngày đọc cái tiếng thần-bí ấy đến trăm lượt ra mà hỏi : sự tiến-bộ là cái gì, thì hồ dễ đã mấy người đáp lại được cái câu hỏi ấy cho phân-minh. Còn những người đáp lại cái câu hỏi ấy thì biết bao nhiêu là câu giả nhời khác nhau ! Cứ xem những sách vở, những bài báo, những tập biên chép của các hội-nghị về xã-hội-học bàn riêng về cái vấn-đề ấy, thì biết rằng cái ý-kiến của các nhà bác-học mập-mờ mà phản trái nhau là chừng nào. Tựa hồ như cái lý-tưởng về sự tiến-bộ nó càng mập-mờ không rõ bao nhiêu thì nó lại càng có sức mạnh, được nhiều người tin bấy nhiêu. Ai cũng nói đến mà không ai biết rõ nó là cái gì. Lại còn một điều lạ nữa, là trong cái thời-đại tiến-bộ này ma ai cũng than rằng thế-giới suy-đồi. Người thợ thuyền, người làm công, người lính tráng, người học trò, người làm con, người làm cha, người làm mẹ, người tôi tớ, nhất là bọn tôi tớ ngày nay, đều là không bằng người ngày xưa ; đồ ăn ngon, câu văn hay, đồ chơi đẹp, mĩ-nghệ, mĩ-tục, mỗi ngày một mất dần đi. Làm sao mà trong cái thời-dại tiến-bộ lại thấy sự gì vật gì cũng suy-bại đi thế ? Thế thì ta có tiến-bộ hay không, có hay không ? Ta lấy làm tự-cao cái sự tiến-bộ của ta như thế, mỗi ngày ta mất ăn mất ngủ, liều cả cái tính-mệnh ta cho sự tiến-bộ ấy, thì nó có thực hay không, hay nó chỉ là một cái hư-tưởng mà thôi ?

III

Không cần phải giải ai cũng hiểu cái vấn-đề ấy là quan-trọng, Có thể gọi là một cái vấn-đề căn-bản được, vì muốn xét đoán cho đích-sác cái giá-trị của sự văn-minh ta, xét xem nó là một sự hay hay là một sự cuồng nhớn, thì cũng là phải do tự cái vấn-đề ấy vậy. Ấy thế mà thời-đại ta không biết giải-quyết được cái vấn-đề ấy. Làm làm sao vậy ? Làm thế nào mà giải được một cái tình-trạng xem ra phản trái nhau như thế ? Đó là cái cứu-cánh vấn-đề nó đã bầy ra cho tôi trong những sự tôi kinh-lịch ở Mĩ-châu, những sự tôi đã trông thấy, nhận thấy, học được ở Bắc-Mĩ Nam Mĩ. Hoặc giả vì lúc khởi hành sang Mĩ-châu tôi mới làm xong bộ La-mã toàn-sử, mà trong cách tôi xét đoán cái vấn-đề tân-thế-giới ấy tôi không lấy cái tỉ-lệ ở Âu-châu ngày nay mà lại lấy cái tỉ-lệ ở những đời đã qua rồi trong lịch-sử cũ chẳng ? Cũng có nhẽ như thế. Song tôi tưởng hình như đem so sánh cái cảnh-tượng các xã-hội Mĩ-châu, nhất là ở Bắc Mĩ, với cái cảnh-tượng những xã-hội đời cổ-đại mà tôi nghiên-cứu đã lâu năm, thì cái vấn đề ám-muội ấy nó cũng rạnh tỏ ra được ít nhiều. Thực thế, những văn-minh