Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/23

Trang này cần phải được hiệu đính.

VĂN-HỌC BÌNH-LUẬN


MỘT BỘ TIỂU-THUYẾT MỚI : « NGHĨA CÁI CHẾT » [1]

Cái chết có nghĩa không ? Hỏi câu ấy thì nhà bác-học đáp « không » mà nhà tôn-giáo đáp « có ». Nhà bác-học nói : Chết là cái cùng-tận của sự sống ; phàm giống sinh-vật lúc sống thì cái sinh-khí ngưng-kết lại, khi chết thì cái sinh-khí giải-tán ra. Cuộc sinh-tử là một cuộc hợp tan, không có nghĩa gì đối với ai cả, vì trước khi sống là cái hư-không, sau khi chết cũng là cái hư-không mà thôi. — Nhà tôn-giáo nói : Người ta có hai phần, cái linh-hồn cùng cái nhục-thể. Linh-hồn vĩnh-viễn bất diệt, chỉ có cái nhục-thể là sống chết theo phép « lý-hóa ». Đời người bất quá là một cái độ đường của linh-hồn, không phải là hình-dung cả cái đời của linh-hồn vậy. Lúc chết là lúc linh-hồn dời xác-thịt mà siêu-thăng lên một cõi cao hơn cõi trần-thế. Vậy thì sự chết không phải là một sự cùng-tận, thực là một sự bắt-đầu, bắt-đầu một cuộc đời mới thuần về linh-hồn.

— Trong hai cái lý-thuyết ấy cái nào là phải ? Không thể quyết-định được. Các nhà tư-tưởng cũng chia ra làm hai đảng, không đồng ý nhau. Lúc bình-thường thì cái vấn-đề về sự chết ấy là một cái cao-đẳng vấn-đề thuộc về thuần-lý học, về thần-học, không có cái tính-cách cần-cấp mà thế-nhân cũng không thường lưu-tâm đến. Người ta không tất là phải kén chọn trong hai cái lý-thuyết cho biết nên theo cái nào, bỏ cái nào. Đương lúc sống thì tưởng cái chết như một cái kỳ-hạn xa-xa, có bàn đến cũng là coi như một món thanh-đàm, coi như một cái vấn-đề không quan-hệ gì với mình cho lắm. Nhưng hiện nay cuộc gươm-lửa kinh-thiên động-địa đương biến-hóa một phần thế-giới ra máu ra ro. Hàng vạn hàng ức con người sô đẩy nhau vào cái vực vô-hạn, không người nào là không hình như đã được đến gần cái chết mà biết mặt mũi nó thế nào rồi. Đương buổi cái chết thịnh-hành như thế, người đời đau sót trong lòng mà băn-khoăn tự hỏi cái chết là cái gì ? Cau thanh-đàm khi xưa nay thành nhờ bi-đát. Cái vấn-đề về sự chết phát-hiện ra tai mắt thế-nhân như viết bằng chữ lửa chữ máu.

Không những là những nhà chuyên-môn về thuần-lý-học thần-học mới có tư-cách mà nghiên-cứu cái vấn-đề ấy. Vấn-đế là cái vấn-đề chung cho mọi người có tấm-lòng khối-óc, ai ai cũng có thể tư-nghị được. Paul Bourget tiên-sinh tất nghĩ thế nên mới soạn bộ tiểu-thuyết đề là « Nghĩa cái chết » để thiết hiển-nhiên cái vấn-đề cho người đời biết rõ. Tiên-sinh lấy địa-vị cáo trong văn-học giới nước Pháp, lấy tưởng-tượng rộng, kết-cấu khéo, văn-chương hay, tư-cách riêng về tâm-lý-học, gồm bấy nhiêu biệt-tài đã nổi tiếng trong khắp hoàn-cầu, mà xét cái vấn-đề tâm-huyết ấy, thì chắt là phát-minh ra được nhiều ý-kiến hay, nhiều tư-tưởng lạ.

Tiên-sinh bầy cho ta hai cảnh chết cùng cao-thượng như nhau mà phản đối với nhau, vì hai cái là biểu-hiệu hai lý-thuyết như trên kia đã nói. Nhưng trong cái cách tiên-sinh hình-


  1. Le sens de la mort, par Paul BOURGET