Trang:Nam Hai di nhan liet truyen.pdf/51

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 51 —

Tục truyền rằng Mạc-đĩnh-Chi ở Tàu, ai cũng chịu là người tài, mà xét đến tướng mạo, thì không có gì làm quí cách, mới cho người rình, lúc đi đại-tiện thấy tiện ra hình vuông, mới biết có ẩn tướng ở đấy.

Đến lúc đi sứ về, người Tàu lại theo sang xem địa-lý, xem đến ngôi mộ thân phụ ông ấy, chịu là ngôi đất hay và có nói rằng ngôi mộ ấy hình thế rất đẹp, chỉ hiềm không có nước tụ, thiếu mất hổ-thủy, cho nên quí mà vẫn nghèo.

Đĩnh-Chi làm quan liêm quá, vua Minh-tôn biết tính ông ấy; thường sai người đem 10 quan tiền, rình lúc tối bỏ vào cửa nhà ông ấy. Sớm mai, Đĩnh-Chi vào tâu ngay với vua, xin bỏ tiền ấy vào kho.

Vua bảo rằng:

— Tiền ấy không có ai nhận, thì cho ngươi cứ việc mà tiêu.

Bấy giờ Đĩnh-Chi mới lấy, đại để thanh liên như thế cả. Đến triều vua Hiến-tôn, làm nên đến chức Tả-bộc-xạ (Tể-tướng). Văn-chương lưu truyền lại về sau rất nhiều, mà bài nào cũng vui thích cho tai mắt người ta cả. Vả lại có đức hiền-hậu, cho nên để phúc mãi đến đời con cháu. Con ông ấy là Khản, Trực, cũng làm đến Viên-ngoại-lang. Cháu là Địch, Toại, Viễn, cùng có quyền thế làm quan đương lúc nhà Minh cai trị. Đời cháu chắt thiên sang ở làng Cổ-trai huyện Nghi-dương, thì có Đăng-Dung là cháu bảy đời ông ấy làm vua nhà Mạc.

Nhà Mạc lên làm vua, truy phong Đĩnh-Chi làm Huệ-việt linh-thánh đại-vương, bây giờ ở làng ấy còn thờ làm phúc-thần.

18. — Chu-văn-An

Tiên-sinh húy là Văn-An, tự là Linh-triệt. Người làng Quang-liệt, huyện Thanh-trì, đỗ Tiến-sĩ về triều nhà Trần.

Ngài tính ngay thẳng mà điềm đạm, không ham đường danh lợi, chỉ cốt lấy sự tỏ đạo thánh-nhân mà triệt mối dị-đoan làm việc mình.

Ngài mở một trường dạy học ở cạnh đầm thôn Cung-hoàng làng ấy. Học-trò đến học rất đông, mà nhiều người làm nên hiển đạt, như là Phạm-sư-Mạnh, Lê-bá-Quát làm đến Tể-tướng, mà vẫn phải giữ phép học trò, đứng hầu dưới đất. Trong bọn học-trò, ai có điều gì không phải, thì lập tức quát mắng đuổi đi ngay.