Trang:Nam Hai di nhan liet truyen.pdf/43

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 43 —

trần thuyết, đức Hy-tôn cả mừng nói rằng: « Ngươi lại đây sao muộn vậy? Liền cho làm Nha-úy nội-tán, tước Lộc-khê hầu, kiêm quản cả việc quân cơ trong ngoài, thường triệu vào hầu trong, bàn định quốc chính.

Năm Kỷ-tị, Trịnh-Tráng mưu muốn vào xâm trong Nam, bèn sai Nguyễn-khắc-Minh cầm tờ sắc-thư vào trước tấu phong đức Hy-tôn làm Thái-phó quốc-công, và giục ngài ra Đông-đô, để đi đánh giặc. Đức Hy-tôn hội quần-thần lại bàn. Duy-Từ tâu rằng: « Đó chẳng qua là họ Trịnh mượn sắc mệnh vua Lê, để lừa ta ra. Nếu nhận sắc-thư mà không ra, thời kẻ kia có lẽ bẻ mình được; nếu không nhận, thời kẻ kia ắt động binh vào đánh. Đã sinh hiềm khích ra, thì không phải là phúc cho đâu. Vả lại ta thành quách chửa bền, quân sĩ chửa luyện, lấy gì mà chống chế với quân thù địch. Không gì bằng hãy nhận lấy sắc-thư, cho họ không ngờ; để ta được chuyên ý sửa sang bờ cõi cho kiên cố; rồi sau dụng kế trả lại sắc-thư, thì kẻ kia không làm gì ta được nữa. »

Đức Hy-tôn theo lời, nhận lấy sắc-thư hậu đãi sứ-giả cho về.

Duy-Từ lại khuyên đức Hy-tôn từ rầy không nộp thuế má cho họ Trịnh nữa, và tâu xin phái dân-binh đắp lũy Trường-dục, tự chân núi Trường-dục đến bãi Hạc-hải, để phòng thủ bờ cõi.

Duy-Từ lại tâu xin làm một cái mâm đồng hai đáy, để tờ sắc-thư vào giữa, rồi sắp phẩm-vật đựng trên mâm, sai Lại-văn-Khuông đem ra Đông-đô tạ ân, Duy-Từ lại nghĩ sẵn mười điều vấn, đáp, dặn Văn-Khuông trước.

Khi Văn-Khuông đến Đông-đô, Trịnh-Tráng đòi vào hỏi, Văn-Khuông biện bác không chịu khuất; Tráng cả sợ, đãi Văn-Khuông rất hậu. Văn-Khuông hiến mâm phẩm-vật, rồi lẻn ra về.

Đến khi Trịnh-Tráng sai tách đáy mâm, thấy có một tờ sắc-thư và một cánh thiếp đề chữ rằng: « Mâu nhi dịch , mịch phi kiến tích , ái lạc tâm tràng lực lai tương địch 敵. »

Tráng hỏi các bày tôi, không ai biện ra nghĩa gì, chỉ có quan Thiếu-úy Phùng-khắc-Khoan đoán ra là chữ « dư bất thụ sắc  ».[1]


  1. Nghĩa là chữ mâu mà không có phẩy (ノ) là chữ dư (予), chữ mịch (覓) mà bỏ chữ kiến (見) là chữ bất (不), chữ ái (愛) mà bỏ chữ tâm (心) là chữ thụ (受), chữ lai (來) ngang cùng chữ lực (力) là chữ sắc (勅).