Trang:Nam Hai di nhan liet truyen.pdf/34

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 34 —

Vài năm sau, Kế-Khê được cầm quyền chính nhà Mạc, sai người tìm Hữu-Khánh thì gặp cả hai mẹ con ở huyện Lục-ngạn tỉnh Bắc đem về, Kế-Khê nghĩ tình bạn, lưu ở trong nhà, cung đốn tử tế, và khuyên dỗ cho ra làm quan, nhưng Hữu-Khánh biết cơ nhà Lê sắp trung hưng, có ý muốn phò nhà Lê, cho nên không ra làm quan với nhà Mạc.

Kế-Khê biết ý Hữu-Khánh, muốn đuổi đi nhưng không nói ra, nhân một bữa ở trong triều về, giả tảng nói rằng:

— Tôi hôm nay phụng chỉ làm một bài phú, nhưng việc quan bận bội lắm, nhờ anh làm giúp cho tôi.

Nói rồi, thò tay vào túi, lấy ra một mảnh giấy đầu bài, đưa cho ông Hữu-Khánh, Hữu-Khánh thấy đầu bài: « Tần quan văn kê »,[1] biết là ý muốn đuổi mình, lập tức dặn mẹ đi lẻn ra bến Hoàng-liệt về Thanh-hóa trước, mà mình thì mật đưa một bài biểu bào An-tràng, hẹn ngày ấy thì đem thuyền ra đón tại cửa Thần-phù.

Được vài hôm, làm song bài phú, để trên đầu giường, rồi lẻn ra đi gấp đường xuống cửa bể Thần-phù. Khi Kế-Khê ở trong triều giở về, đến nhà học, không thấy ông Hữu-Khánh đâu, cho đi hỏi khắp cả các nhà anh em bạn học, cũng không thấy tin tức gì cả. Xẩy thấy trên đầu giường có bài phú, trong bài có câu rằng: « Lưu khách hóa ra đuổi khách. » Kế-Khê ngạc nhiên nói rằng:

— Anh này đi mất, triều-đình còn là nhiễu về anh này!

Lập tức sai quân đi các ngả đuổi theo bắt về. Khi Hữu-Khánh đến cửa Thần-phù, thì vua Lê đã sai năm chiếc thuyền chiến và 1.000 quân ra đón. Hữu-Khánh vừa bước chân xuống thuyền thì quân nhà Mạc đuổi theo vừa đến.

Hữu-Khánh ngồi trong thuyền gọi to lên bảo rằng:

— Gửi nhời các anh, về ta ông Kế-Khê, ngày sau ta sẽ xin đền giả ơn.

Khi về đến cửa phủ An-tràng, Vua Lê mừng rỡ lắm, cử làm Thị-lang, cho tham tá việc quân cơ. Hữu-Khánh bầy ra mưu mẹo gì cũng đắc cả, vua tin dùng hơn cả mọi người, sai cầm riêng


  1. Nghĩa là cửa ải nhà Tần nghe tiếng gà gáy. Ngày xưa Mạnh-thường-quân ở nước Tần trốn về Tề, ra đến cửa ải thì cửa ải còn đóng chưa mở. Lệ lính canh ải, hễ gà gáy thì mới mở cửa cho khách đi lại. Trong bọn đầy-tớ Mạnh-lệ-quân, có người giả làm gà gáy. Các gà canh đấy tưởng là giời sắp sáng, đua nhau gáy ầm cả lên, lính canh mới mở cửa, Mạnh-thường-quân vì thế chạy được thoát.