Tiểu dẫn. — Chuyện vua Trần Anh-Tôn.
Đời xưa, vua Trần Anh-Tôn, nhân ngày tết đoan-ngọ, uống
rượu say, bỏ việc triều-chính. Thái-thượng-hoàng đến thăm, thấy
vậy, tức giận, bỏ về. Khi vua Anh-Tôn tỉnh rượu, biết mình có
lỗi, vội-vàng làm biểu đem dâng Thái-thượng hoàng, rồi lạy phục
xuống sân mà tạ tội. Thái-thượng-hoàng quở mắng rằng: « Con
Trần Anh-Tôn tạ tội.
rượu-chè như thế, thật là trái đạo làm vua. Từ rày phải chừa
rượu đi. » Từ đó, Anh-Tôn vâng lời vua cha dạy, không dám
uống rượu nữa.
Ấy, bậc đế-vương còn giữ đạo hiếu như vậy, huống chi ta lại không biết tôn-kính và vâng lời cha mẹ hay sao?
Giải nghĩa. — Thái-thượng hoàng = ông vua đã nhường ngôi cho con rồi.
Câu hỏi. — Tôn kính cha mẹ là thế nào? — Vâng lời cha mẹ là thế nào? — Vua Anh-Tôn một hôm say rượu thế nào? — Thái-thượng-hoàng thấy vậy, làm gì? — Lúc tỉnh rượu, vua Anh-Tôn làm gì?
Cách-ngôn. — Bất đắc hồ thân, bất khả dĩ vi nhân,
- bất thuận hồ thân, bất khả dĩ vi tử.