— Không nên đăng bài ấy, vì là một chuyện nói xấu người ta. Vả lại tuy người ấy trước làm xằng[1] phải tội, nhưng sau người ta đã biết tu-tỉnh lại, lập được thân, làm nên danh-giá, thế là một điều đáng khen. Nếu anh làm như thế này, thì có phải là đem chuyện xấu của người ta mà làm hại người ta không? Thôi, tôi không xem bài ấy nữa, mà anh cũng nên xé đi! »
Anh Bảy hiểu ý, nghe lời bạn nói, không đem bài ấy đăng báo[2] nữa.
Câu hỏi. — Thế nào gọi là nói xấu? — Thường tại làm sao mà người ta hay nói xấu nhau? — Tại làm sao người nói xấu lại đáng khinh-bỉ? — Anh Bảy định viết báo nói gì? — Anh Tám khuyên ngăn anh thế nào? — Sau anh Bảy làm gì?
Cách-ngôn. — Quân-tử thành nhân chi mỹ.
44. — Sự nói vu.
Nói vu là đặt chuyện ra mà vu cho ai để hại người ta, hay làm cho người ta mất danh-giá. Những người nói vu là người hèn-mạt, bày đặt ra chuyện nọ trò kia để làm cho người ta mang tai mang tiếng, phải những điều oan-ức, khó lòng mà rửa sạch được.
Ta đi học, đã biết điều phải trái, thì ta chớ hề nói vu cho ai bao giờ. Ta nên cho những điều ấy là điều hèn-mạt, đáng khinh-bỉ.
Tiểu dẫn. — Chớ nói vu cho người ta.
Chắt và mấy người bạn đi qua vườn hoa của ông Bá. Chắt trông thấy vết chân giẫm[3] gẫy khóm huệ, nói rằng: « Ta đi mau lên, chẳng có người ta lại đổ cho mình giẫm gẫy hoa của ông Bá ».
Chút là con ông Bá, xưa nay vẫn ghét bọn anh Chắt, nghe thấy nói thế, chạy ra bảo rằng: « Chúng bay giẫm hoa của cha tao, tao về tao mách cho mà xem! »
Nói đoạn, Chút vào mách cha rằng: « Thưa cha, thắng Chắt nó giẫm gẫy cả hoa ở ngoài vườn.