nó gặp tai-nạn gì thì mình phải sẵn lòng giúp đỡ. Đừng có theo thói những người bội-bạc:
Con lành con ở cùng bà,
Vang mình sốt mẩy, con ra ngoài đường.
Tiểu dẫn. — Ông Ôn-Công với người lão-bộc.
Nhà ông Tư–Mã Ôn-Công có một người lão-bộc ở với ông đã
lâu năm. Tuy ông làm đến bậc tể-tướng, mà ông cư-xử với tên
lão-bộc rất là tử-tế. Ông có bụng thương yêu và vị-nể lắm.
Ông Ôn-Công với người lão-bộc.
Thường cứ tối đến, đầu trống canh một, đã cho đi ngủ, còn ông
cứ ngồi xem sách đến mãi nửa đêm. Hoặc ông có cần đến cái gì,
thì ông đứng lên làm lấy, chớ không gọi đến người lão-bộc. Lúc
đi ngủ, ông tắt đèn, quạt màn lấy. Sang đầu trống canh năm, ông
đã dậy xem sách, lại tự đi thắp đèn, lấy nước, còn tên lão-bộc
thì cứ để ngủ yên cho đến sáng ngày.
Giải nghĩa. — Đại-độ = rộng lượng bao bọc được người ta. — Lão-bộc = đầy-tớ già.
Câu hỏi. — Chủ phải cư−xử với đầy-tớ thế nào? — Tại làm sao phải có lòng khoan-nhân đại-độ với đầy-tớ? — Ông Tư-Mã Ôn-Công xử với người lão bộc thế nào?
Cách-ngôn. — Có dong kẻ dưới mới là lượng trên.