Khi con trai đã lớn, độ mười-tám, hai-mươi tuổi thì cha mẹ dòm nom (nhắm xem)[1] nhà ai có con gái xứng đáng để hỏi cho con và xem đôi tuổi không xung-khắc nhau mới mượn người mối-lái. Mối lại nói với cha mẹ người con gái bằng lòng gả, rồi mới đem trầu cau đến dạm.
Toát yếu. — Lễ hôn là lễ dựng vợ gả chồng cho con. Lễ hôn
Đám cưới.
là gốc của phong-hóa xã-hội ở Á-đông ta. Lễ hôn thì ngày trước
có đủ sáu lễ, nhưng bây giờ thì giảm đi còn có ba, là lễ dạm, lễ
ăn-hỏi và lễ cưới.
Câu hỏi. — Lễ hôn là gì? — Lễ hôn trước có mấy lễ? — Hiện bây giờ còn mấy lễ?
2. — Lễ hôn (tiếp theo).
Lễ dạm (lễ bỏ trầu cau) thì bên nhà trai phải đem trầu cau đến nhà gái để đôi bên làm quen với nhau. Từ đó trở đi, cứ mồng năm ngày tết thì nhà trai phải đem lễ vật đến nhà gái, gọi là đi sêu tết.
Được ít lâu, hai bên định ngày làm lễ ăn-hỏi, thì nhà trai đem lễ- ▲ coi