Trang:Luan ly giao khoa thu - So dang.pdf/119

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 117 —

như cho nước sông được phép chảy ra bể. Hội Nước và hội Trăng ở Cao-mẻn thật là có ý-nghĩa sâu-xa và có vẻ long-trọng.

Ở Ai-lao, tại mấy tỉnh như Bassac, Vạn-tượng và Luang-Prabang, người ta cũng có mở hội như hội này.

Toát yếu. — Người Cao-mên và người Lào kính thờ thủy-thần sông Mékong là Prah-Konkéa.

Ở Cao-mên, tại kinh-đô Nam-vang, năm nào, vào độ nước xuống, người ta cũng mở hội lễ thủy-thần và lễ Trăng rằm. Trong ba ngày hội, có các trò chơi như bơi-chải, đốt cây bông, múa hát. Nhưng trọng nhất là cái lễ cắt dây chăng qua sông.

Ở Lào người ta cũng mở hội Nước ở tỉnh Bassac, Vạn-tượng và Luang-Prabang.

Giải nghĩa.Thủy-thần = thần nước. — Đình-thần = các quan trong Triều.

Câu hỏi. — Người Cao-mên gọi sông Mékong là gì? — Người Lào gọi là gì? — Người Cao-mên và người Lào gọi thần Mékong là gì? — Tại Nam-vang, người ta mở hội Nước về độ nào và làm những gì? — Hội ấy có ý-nghĩa làm sao? — Ở Lào hội ấy mở tại những tỉnh nào?



8. — Hội đánh cá.

Tại Ai-lao, về vùng thượng-lưu sông Mékong, ở các vực sâu, có một thứ cá lớn gọi[1] là Pabeuk, nhân dân cho là cá thần, nên có lòng kính-sợ.

Ai đánh những cá ấy thì phải tội, vì cho là phạm đến các thủy-thần và Long-vương Nguek.

Tuy vậy, trong một năm, cũng có mấy kỳ được đánh cá ấy. Người đánh cá, kẻ đi xem, hội-họp trên bờ sông rất đông, không những để đánh cá mà thôi, lại còn được phép bày ra bao nhiêu cuộc cờ-bạc chơi-bời.


  1. kêu