Lễ kỳ-yên. — Mỗi năm, vào khoảng cuối xuân đầu hạ, có nhiều làng làm lễ kỳ-yên để cầu cho nhân dân được yên lành, vì mùa ấy hay có dịch-lệ. Lễ này thường cúng toàn bằng đồ vàng mã, trên thờ Ngọc-hoàng Thượng-đế, Nam-tào, Bắc-đẩu, dưới thờ Minh-vương cùng các vị Ôn-chúa.
Kỵ hậu. — Cúng chúng-sinh. — Nhiều làng thường lại còn làm giỗ những người mua hậu, nghĩa là những người đã nộp tiền hay ruộng để làng nhớ ngày giỗ mà cúng bái. Nhiều làng lại còn cúng cả những người chết vô thừa nhận, hoặc tại sân đình, hoặc tại chỗ Hàn-lâm-sở, tức là Am-chúng-sinh hay âm-hồn, thường làm ở những nơi gần tha-ma, mộ-địa.
Toát yếu. — Các làng thờ đức Khổng-phu-tử ở văn-chỉ hay
Lễ Văn-chỉ.
văn-từ, thờ Phật ở chùa. Nhiều làng làm am-chúng-sinh để thờ
cô-hồn-chúng-sinh.
Mỗi năm lại còn làm lễ Thượng-điền, Hạ-điền để cầu làm ruộng được mùa, lễ Kỳ-yên để cầu cho được bình yên.
Giải nghĩa. — Sáng-lập = gây dựng. — Khoa-hoạn = người có chân đỗ hay làm quan. — Lộ-thiên = ở giữa trời, không có mái. — Minh-vương = vua dưới Âm-phủ. — Ôn-chúa = thần dịch-lệ.
Câu hỏi. — Người ta thờ đức Khổng-phu-tử ở đâu? — Thờ Phật ở đâu? — Thờ Phật và thờ đức Thánh Khổng có những tế lễ gì? — Am-chúng-sinh là gì? — Lễ Thượng điền, Hạ-điền là gì? — Lễ kỳ-yên là gì?