28. — Can-đảm[1].
Người có can-đảm thấy sự nguy-hiểm không sợ. Dầu việc khó đến đâu mặc lòng, bao giờ cũng làm hết bổn-phận mình. Lại hay cứu giúp người khốn-đốn, bênh-vực kẻ hèn yếu.
Tiểu dẫn. — Bênh-vực kẻ hèn yếu.
Anh Trịnh, vì cái tật gù lưng mà nhiều khi đã phải khốn-nạn! Các bạn, hễ trông thấy anh ấy đâu, là chế-nhạo, chọc-ghẹo
đấy. Anh Trịnh không dám nói gì, hễ bị chế-nhạo quá, thì chỉ
Ất bênh Trịnh.
sụt-sùi khóc. Một hôm[2], anh Ất trông thấy thế, nói rằng: « Từ
rày đứa nào còn chọc-ghẹo anh Trịnh, tao sẽ bảo! Tao đánh cho
thì đừng có kêu! »
Anh Giáp tưởng là Ất nói khoác, lại đến nghịch anh Trịnh, bị anh Ất đánh cho một trận. Tự đấy trở đi, không ai dám chọc ghẹo anh Trịnh nữa. Thầy giáo để cho anh Trịnh ngồi cùng bàn với anh Ất. Bấy giờ[3] hai anh chơi thân với nhau lắm.
Giải nghĩa. — Khốn-đốn = người nghèo-khó khổ-sở.
Câu hỏi. — Tại làm sao bạn lại chế anh Trịnh? — Anh Trịnh bị chế thì làm gì? — Anh Ất bảo các bạn làm sao? — Anh Giáp làm gì mà bị đánh? — Trịnh với Ất ngồi đâu và chơi với nhau thế nào?
Cách-ngôn. — Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!