Trang:Linh Nam dat su 1.pdf/5

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 3 —
TỰA CỦA CHIÊU-VĂN-VƯƠNG

Sử-ký là một thể thuyết-văn để ký-sự, có sách quốc-sử, có sách Dã-sử. Quốc-sử chép những sự thực-lục các triều, đủ mà không nhàm, kỹ mà có thể, thực là hay lắm. Sách dã-sử chép cả những sử kẻ hiền người gian ở chốn ngõ hẻm, quân cướp kẻ trộm ở chốn sơn-lâm. Xưa nay làm ra sách ấy cũng nhiều, song phần nhiều là lời hủ-sáo, sự hoang-đường; cần lấy một quyển sách tâm-kỳ dị-dạng mà lắm truyện biến-ảo vô-cùng, thời thực là hiếm có vậy.

Ta sinh gặp đời thịnh, thác ấm cành vàng, học tập Thi Thư, vốn cũng có chút thiên-tính, ngoài sự thực-học ta có xem khắp cả các sách ngoại-thư, đến cả tiếng mán tiếng mèo, chữ mường chữ thổ, cũng xem hiểu cả. Đương thời các bậc danh-công cự-khanh, hiền-nhân quân-tử, thường cười ta là vu-khoát, ta cũng chẳng cãi lại làm chi, chỉ một niềm nhẫn-nại, cốt giữ chí-tháo cho bền mà thôi.

Tháng mười năm canh-thìn (niên hiệu Thiệu-bảo thứ hai đời vua Nhân-tôn nhà Trần, tức là năm Chí-nguyên thứ 17 đời nhà Nguyên, lịch tây 1200), vì trong nước nhiều việc, kẻ đầu-mục; thổ-tù ở Đà-giang tên là Giốc-Mật làm phản, vậy có tờ chiếu cầu kẻ thông-hiểu tiếng mán để sai đi hiểu-dụ. Xét tất cả các quan trong triều và các hàng tướng-tá khó tìm thấy được một người, bởi vậy ta được ứng-tuyển, trên nhờ có thiên uy đem tờ minh-chỉ đi hiểu-dụ. Giốc-Mật thấy ta nói được tiếng mán hiểu được phong tục của họ, vả lại thấy ta có bụng truân thành nghĩa-khái, bèn đem cả quân-chúng về đầu-hàng. Sau khi sự đã yên rồi, ta vẫn lấy lòng tin-thực tiếp-đãi, cho nên thường cùng với Giốc-Mật đi lại vào mãi trong sào-huyệt các đỗng, tù-trưởng trong các đỗng đều theo