Trang:Linh Nam dat su 1.pdf/32

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 30 —

Nói về thi xã năm ấy chủ hội là ông Hiếu-liêm tên là Diệp Xuân-Cập, đến hôm kỳ-khóa, ông Hiếu-liêm đã đến ở chùa Thê-thiền, bày dàn sắp sửa đâu vào đấy chỉ đợi mọi người lại hội khóa, phỏng độ giờ thìn người đã tề-tựu cả, Diệp Hiếu-liêm nói:

— Thi-xã Phong-hồ ta xưa nay rất có tiếng, song mấy năm nay không có mấy bài được siêu-đẳng, đó là tại chư-quân-tử không chịu cố gắng. nay tôi xin đặt ra một điều lệ này để có ý kích-lệ chư-quân-tử đều cố gắng lên, chẳng biết các ông nghĩ sao?

Chúng đều nói:

— Xin ông cho nghe.

Diệp Hiếu-liêm nói:

— Các ông nào đã nộp quyển rồi, hẹn đến giờ tỵ ngày hôm sau họp cả dưới thạch-đài về mé bên hữu thiền-viện, để đợi người trên đài kiểm phong xướng danh phát quyển dưới đài về bên tả thì đặt một bàn rượu, bên hữu thì đặt một bàn nước, từ quyển phê thứ 10 trở lên quyển thứ nhất, hễ ai lĩnh quyển thời sang bên tả thưởng một chén rượu, còn quyển bét cuối cùng thời phải phạt một chén nước, song xướng danh thì xướng ngược lên, xướng từ quyển bét trước.

Mọi người đều nghĩ bụng rằng chén nước phạt ấy không lẽ lại đến mình được, đều đồng-thanh nói rằng:

— Điều ấy cực diệu!

Mọi người chỉ nói qua một lần cực-diệu mà thôi, ông thân-sinh ra Hà Túc-Tượng thì vỗ tay xướng lên mười lần cực-diệu! cực diệu! Vì sao ông ấy lại thích cái điều ấy như thế, vì ông ấy nghĩ rằng những quyển văn bài của con người ta, thì chỉ thấy khuyên điểm một vài câu hay một vài dòng mà thôi; chớ như quyển văn của con mình thì thấy ông thầy khuyên từ đầu đến cuối, giải thơ nhất hôm nay không vào con mình thì còn ai vào đấy nữa, nếu chiếm được giải nhất mà người ta đứng ở trên thạch đài xướng danh rầm lên, thời tiếng con mình đồn rậy lên như đất bằng nổi sấm, thế chẳng xướng lắm du, nên mới liên-thanh cho điều ấy là thích. Diệp Hiếu-liêm cả mừng liền yết đề mục thơ ra ở trên cánh tường, mọi người xô đến xem thời đầu đề là: « Chiêu-vân mộ hoài cổ 朝 雲 暮 懷 古 ». Cho làm phóng-vận, mọi người sao đề-mục ra để làm, người nào hiểu ra thời cực kỳ ung-dung, người nào không hiểu thời cực kỳ mang-bách. Các người còn