thơ mà bỡn cợt cùng người tri-kỷ; đó cũng là một người tài-nữ, giận thân giận đời, mà nổi tiếng văn-tài thi-bá ở trong đám nữ-lưu.
Tài-nữ ấy là ai?
Sau nàng Thị-Đểm, trước bà Thanh-Quan, lại nẩy ra một vị tài-nữ ở phường Khán-xuân, huyện Vĩnh-thuận, Hà-nội, là Hồ-xuân-Hương.[1]
Nguyên ở gần phường Khán-xuân có một cái hồ to, tên là Lãng-bạc-hồ, (sau nhà Lê đổi là Tây-hồ), tương truyền ngày xưa là một trái núi đá, có con cửu-vĩ hồ-tinh ở đấy, thường hay biến hiện thiêng liêng, lúc thì hóa làm mỹ-nữ, nhởn nhơ ở trên đầu núi; lúc thì trá hình văn-nhân, ngâm vịnh ở dưới bóng cây; ai mà không biết gặp phải thì tất mắc tai hại. Thần Long-đỗ mới tâu Ngọc-hoàng thượng-đế xin trừ đi. Ngọc-hoàng sai Long-vương dâng nước sông Nhị lên bắt, thì núi ấy sụt xuống thành đầm, tức là Tây-hồ, không biết con hồ-tinh biến đi đấu mất.
Trên bờ hồ có chùa Trấn-võ đời Lê có đúc tượng đồng, nạng 6600 cân để thờ đức Trấn-thiên chân-võ đại-đế, cũng là một nơi linh-tích, người thì bói thẻ, kẻ thì cầu mộng, thiên-hạ đi lại lễ bái cũng nhiều.
- ▲ Sau Xuân-Hượng có ra ở thôn Tiên-thị, tổng Tiền-túc, huyện Thọ-xương, bây giờ là phố Nhà-thờ, gần đền Lý Quốc-sư.